Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

BỆNH HÌNH THỨC CÓ CẢ TRONG THÀNH TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THAM NHŨNG?

“Tại sao sai phạm thì rõ ràng, mức độ đến hàng nghìn tỷ đồng mà chỉ dừng ở xử lý hành chính, sao không thể xử nghiêm hơn. Nếu làm được như vậy, liệu tiêu cực và tham nhũng có ở khắp moi nơi, mọi lĩnh vực? Việc thành lập...chống tham nhũng phải chăng vẫn chỉ là bệnh hình thức"? 

Bản thành tích về công cuộc chống tham nhũng

Khởi tố 266 bị can tham nhũng, thành lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát 

6 tháng đầu năm, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và đạt kết quả tích cực trong một số mặt công tác: xây dựng và hoàn thiện thể chế; công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.


Theo báo cáo của VKSNDTC, từ ngày 1/1 đến 31/5/2013, các cơ quan pháp luật đã khởi tố 116 vụ / 266 bị can về tội danh tham nhũng, so với cùng kỳ năm 2012 giảm 15 vụ nhưng lại tăng 34 bị can. VKS các cấp đã truy tố 138 vụ / 366 bị can về tội danh tham nhũng. Tòa án các cấp đã xét xử theo thủ tục sơ thẩm 100 vụ / 196 bị cáo về tội danh tham nhũng.

Bên cạnh việc đề ra 8 nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng từ nay đến cuối năm, Ban Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Trong quý III, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thành lập 7 Đoàn công tác do các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn để kiểm tra, giám sát một số ngành và địa phương trên toàn quốc.

Thực chất việc chống tham nhũng cứ đề ra và có thể nói lúc nào cũng cần và cũng mới nhưng việc chống như thế nào để có hiệu quả thì chúng ta chưa có,vì những vấn đề sau:

1- Chưa xác định được nguồn gốc của bệnh tham nhũng là từ đâu "hay nói cách khác" chưa tìm ra hoặc cố tình không tìm ra nguyên nhân chính của bệnh tham nhũng để mà có biện pháp phòng ngừa. Vì đã là bệnh thì bao giờ phòng bệnh vẫn có tác dụng hơn chống hoặc chữa bệnh nhất là khi bệnh đã nhiễm sâu và trở thành mãn tính thì càng khó chữa chứ không nói gì đến chống.

2- Chúng ta chỉ “hô hào" hình thức chứ không thực chất vì những vụ tham nhũng nếu có bị phát hiện chỉ là con số "thiểu số" và vì ... nhiều lý do .... Nhưng cuối cùng khâu xử lý "chế tài " lại quá nhẹ hoặc bị "vô hiệu hóa ". Do vậy tác dụng tích cực đến việc phòng ngừa và răn đe là "con số không". Thậm chí còn tác dụng ngược theo kiểu nghĩ tiêu cực "hy sinh đời bố để củng cố đời con" của những kẻ tham ô tham nhũng ...!

Cụ thể mới đây: Tại Phiên giải trình về “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước” tại UB Tư pháp của Quốc hội ngày 19/7 ghi nhận nhiều câu hỏi hóc với người đứng đầu ngành Thanh tra, Kiểm toán. Thể hiện của người đứng đầu là “né” trách nhiệm phát hiện tham nhũng.

ĐBQH Đương có ý kiến tại sao năm qua có nhiều sai phạm như thế, số tiền sai phạm lớn như vậy mà năm 2012, kiểm toán nhà nước chỉ chuyển 5 vụ việc sang cơ quan điều tra? “Nhìn vào những thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng như vậy, hướng xử lý thế nào cho tương xứng”? hay chỉ xử lý hành chính là xong ...?

3- Thực tế độ "vênh" giữa cơ chế chính sách và luật pháp của phương thức phát triển kinh tế thị trường có định hướng ... đang là những lỗ hổng và là đất sống cho tội phạm tham ô, tham nhũng phát sinh và gia tăng theo thời gian và cấp độ. Vì vậy việc chống tham nhũng kiểu ta đang làm chỉ là kiểu chạy theo "vuốt đuôi" mà thôi. Vì chống chỗ này nó mọc ở chỗ khác và nhiều như nấm mọc sau mưa thì chống làm sao? 

Cụ thể tại phiện họp UBTVQH vừa qua nhiều ý kiến khẳng định không hài lòng với những kết quả báo cáo và cách thức tiến hành trong giám sát và xử lý tội phạm tham nhũng và đã đặt câu hỏi giám sát về tham nhũng như thế liệu có chống được tham nhũng?

Mặc dù Tổng Thanh tra chính phủ quả quyết: 3 năm qua, ngành thanh tra đã cố gắng để phát hiện các hành vi tham nhũng. Trong 5 năm trở lại đây cũng đã xử lý trách nhiệm 108 người đứng đầu cơ quan để xảy ra tham nhũng; Nhưng “Rõ ràng công tác thanh tra có mang lại kết quả cụ thể nhưng chúng tôi thấy vẫn chưa hài lòng. Với cơ quan thanh tra, ngành thanh tra, chúng tôi cũng chỉ đạo, sao cho trong quá trình thanh tra phải quan tâm, phát hiện xử lý hành vi tham nhũng ngoài việc xử lý hành vi khác”. Lại thêm bệnh hình thức "hứa".

4- Vấn đề bảo vệ nhân chứng và bảo vệ người tố cáo vẫn chỉ là "hình thức" vì trong thực tế niềm tin của người dân đã không còn và cũng không có chỗ để họ dựa làm bàn đạp cho sự điều tra phát hiện và tố cáo tội phạm tham nhũng. Trong nhân dân đã tồn tại câu cửa miệng lưu truyền "Chống ai, ai chống". Thực tế còn nhiều cạm bẫy của những kẻ cơ hội nếu có thời cơ, khi "có chức có quyền" là tham nhũng đã cài đặt bẫy để người dám chống lại chúng mắc bẫy và phải vào vòng "lao lý" còn bản thân kẻ tham nhũng thì vẫn "trơ trơ " ngoài vòng pháp luật. Như vậy chẳng đã làm chùn ý chí của người dân muốn chống tham nhũng hay sao?

Cụ thể tại phiên họp này ông Huỳnh Phong Tranh giải thích, có nhiều trường hợp cơ quan chức năng không phát hiện ra hành vi tham nhũng. Ngoài ra cũng có nguyên nhân, người tham nhũng có chức vụ quyền hạn nên có nhiều thủ đoạn tinh vi che giấu. Việc thanh tra cũng bị giới hạn bởi quy định thời gian ngắn, lực lượng cán bộ của ngành không đủ nên khả năng phát hiện tham nhũng chưa được sâu, chưa được tốt.Vì thẩm quyền của cơ quan thanh tra, tính độc lập của cơ quan thanh tra, theo quy định hiện hành, cần phải xem lại vì ngay cả khi phát hiện tội phạm, thanh tra không có quyền xử lý hay khởi tố ai.

Về việc phát hiện và xử lý người đứng đầu liên quan đến tham nhũng, ông Tranh thừa nhận chưa “xử” được nhiều, quy định còn nhiều sơ hở như nhận định cụ thể về trách nhiệm, nếu người đứng đầu là Bộ trưởng hay thủ trưởng cơ quan thì xác định trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp?

5- Vì sao mà bệnh tham nhũng phát triển như mạnh "thành bầy đàn, thành trào lưu" thậm chí còn trở thành "mốt" là vì cái tư duy phát triển và phấn đấu để (được) có cơ hội "tham nhũng". Hiện đang tồn tại trong dân suy nghĩ là phấn đấu ... để được "làm quan mà kiếm trác"!!! Tình trạng "thị trường hóa" về cơ cấu tổ chức cán bộ trong các cơ quan công quyền ở mọi cấp đã trở thành phổ biến và rồi ....vì mỗi chỗ ngồi đều có định giá "có giá cả" nên nó là loại hàng hóa "chỗ ngồi, ghế nóng " đặc biệt thì lẽ tất yếu sẽ đến là cái gì ta mất tiền, mất công, mất sức ... mất ... để mua thì khi yên vị, ta phải bằng mọi giá để lấy lại khoản tiền đã đầu tư kể cả là "phạm tội" thì cũng phải làm ... vì mục tiêu hay nguyên tắc của kinh doanh là đầu tư là quá trình ... từ ... đến tiêu thụ sản phẩm với mục tiêu phải kiếm lời ....?

Tại phiên thảo luận này, Tổng Thanh tra chính phủ phát biểu việc “Phát hiện, xử lý người đứng đầu qua quá trình theo dõi là ít. Cũng có vấn đề là lãnh đạo cơ quan đơn vị cũng “ngại” chuyện tự phát hiện tham nhũng trong đơn vị mình vì khi nêu vấn đề ra chính người đứng đầu cũng bị liên đới, xử lý nên người ta sẽ tránh né. Vậy nên chỉ lúc nào mà thanh tra, kiểm tra, kiểm toán mới thấy, mới phát hiện” 

Ngay cả vấn đề cán bộ thanh tra tiêu cực, Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định vừa qua ngành đã xây dựng nhiều quy định để ngăn ngừa, kiểm soát, giám sát các tiêu cực tham nhũng trong ngành. Ông Tranh thông tin, đã xử lý một số trường hợp cán bộ thanh tra vi phạm, trong đó có những trường hợp xử lý hình sự.

Về tình trạng tiêu cực trong ngành, tân Tổng Kiểm toán Nguyễn Hữu Vạn cũng xác nhận còn nhiều cán bộ chưa làm tốt nhiệm vụ, trách nhiệm chưa cao. Tuy nhiên “hiện tượng tiêu cực có nghe nói nhưng bằng chứng lại không có”.

Kết luận: Cho đến nay, chúng ta cứ "hô hào " về phương thức và thành tích của việc chống tham nhũng nhưng kết quả chỉ là hình thức còn hiệu quả thì là con số 0. Vì vậy muốn chống tham nhũng hiệu quả thì trước tiên phải tìm ra môi trường sinh tham nhũng và làm sạch môi trường sinh ra tham nhũng? phải trả lời cho câu hỏi tại sao lại có tham nhũng? Những ai có thể tham nhũng?

Đó chính là làm mới và khai thông ngay cơ chế tuyển dụng cán bộ, sử dụng nhân tài ở các cơ quan công quyền "vì có công hay có quyền thì mới có thể tham nhũng ... Chứ dân đen thì tham nhũng cái gì”. Mặt khác cần phải có biện pháp xử lý hay cải tổ môi trường đào tạo ra nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước. Có thể nói đây là biện pháp quan trọng nhất, vì nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước. Ngoài ra, phải xây dựng cơ chế chính sách về quyền và trách nhiệm cá nhân của cán bộ nơi công quyền, cuối cùng là phải có hệ thống luật pháp nghiêm minh và có chế tài minh bạch để khi thi hành luật pháp áp dụng cho kẻ vi phạm tội tham nhũng. 

Nếu không tất cả các phương sách và biện pháp cũng như thành tích chúng ta đang làm và đang có chỉ là bệnh hình thức và kiểu "vuốt râu hùm" và kết quả sẽ vẫn là "Nguyễn y vân". 


MaiHuy THPT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét